Củ sắn là loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta củ sắn còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như làm xôi sắn hay chè sắn, sắn luộc…là món ăn thân quen dân dã được rất nhiều người Việt yêu thích. Nội dung bài […]

Củ sắn là loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta củ sắn còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như làm xôi sắn hay chè sắn, sắn luộc…là món ăn thân quen dân dã được rất nhiều người Việt yêu thích.

1. Thơm giòn bánh củ sắn nướng than

banh-san1

Đối với món ăn này thì chiếc bánh được nướng chín vàng ươm có có mùi thơm hấp dẫn, khi thành phẩm thì ăn kèm với chúng là nước cốt dừa béo ngậy cho bạn thích thú hơn khi thưởng thức món sắn nướng này.

Nguyên liệu dùng để làm sắn nướng than bao gôm những:

– 450g củ sắn

– 150g đậu xanh đã cà vỏ

– 85g đường cát trắng

– 1 thìa sữa đặc

– 200ml nước cốt dừa đã pha sẵn

– hành lá

– 1 chén canh bột năng

– 2 thìa canh đường

– 1/4 thìa muối

Đậu xanh bạn đem rửa sạch và hấp chín, sau đó thì xay cho thật nhuyễn. Sắn bỏ vỏ ngoài và rửa sạch, ngâm chúng trong nước lạnh khoảng vài giờ đồng hồ thì rửa lại một lần nữa thì đem sắn hấp chín.

Khi sắn đã chín thì bạn đem xay tán nhuyễn chúng ra, cho đậu xanh cùng với sữa đặc và bột năng, nước cốt dừa vào trộn đều và để một lúc cho bộ được nghỉ ngơi.

Sau đó bạn chia bột mì thành từng phần nhỏ và vo tròn, ép dẹp rồi cho lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Lưu ý trong quá trình nướng thì bạn nên trở liên tục các mặt cho chúng để bánh không bị cháy sẽ mất ngon.

Tiếp theo công đoạn cũng vô cùng quan trọng đó là nước cốt dừa dùng kèm với bánh nướng.

– sử dụng khoảng 150ml nước cốt dừa cùng với 150 ml nước lọc và 2 thìa canh đường,1/4 thìa cà phê muối rồi khuấy đều, đun cho hỗn hợp này sôi lên thì cho vào một thìa năng bột năng cùng với ít nước lạnh cho đến khi nước sốt này sột sệt lại là được.

– Bánh nướng sau khi đã nướng xong thì cho chúng lên bếp và cho thêm chút nước cốt dừa bên cạnh và thưởng thức rất ngon đấy nhé.

2. Xôi đỗ xanh và sắn

banh-san1

Nếu bạn muốn cải thiện món ăn sáng cho mình trở nên phong phú và đa dạng hơn thì hãy chế biến cho mình món xôi đỗ xanh cùng với sắn vừa dễ chế biến nhanh cho buổi sáng lại rất ngon miệng.

Nguyên liệu:

– 1 bát con gạo nếp

– 1 củ sắn

– 1/2 bát con đỗ xanh đã được sát vỏ

– gia vị: muối, đường và dầu ăn

– dừa bào sợi

– vừng rang

Bước 1: gạo nếp bạn cho đãi nhiều lần với nước cho chúng thật sạch và ngâm gạo vào âu nước lạnh có pha thêm một chút nước muối để qua đêm là được.

Bước 2: Sắn sau khi mua về thì tách vỏ và dùng dao bổ làm đôi, ngâm sắn trong nước qua đêm để cho sắn ra hết nhựa đắng. Sáng hôm sau bạn hãy rửa lại với nước và cắt nhỏ và bỏ đi phần xơ ở giữa tâm.

Bước 3: đậu xanh bạn cũng đãi qua với nước nhiều lần để cho thật sạch và để ráo nước.

Bước 4:  gạo nếp ngâm xong thì bạn đổ ra cho ráo nước và trộn cùng với bột gọa nếp và sắn đỗ xanh vào cùng với nhau, cho thêm vào một thìa nhỏ muối và dùng tay xốc đều lên.

Bước 5: Tiếp theo bạn cho gạo vào chõ gấp và thường xuyên dùng đũa xới đều, cùng với hai thìa canh cát trắng, tiếp tục đun cho đến khi gạo nếp và sắn chín mềm thì rưới vào chõ hấp xôi một ít dầu ăn đun khoảng thêm 3 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 6: khi thưởng thức bạn múc xôi ra đĩa và bên trên thêm cùi dừa đã bào vào thêm vừng rang đã trộn lẫn muối và đường lại với nhau.

3. chè sắn

banh-san2

Nguyên liệu:

– 2 củ sắn vừa ăn

– Đường mật

– 1 nhánh gừng nhỏ

– Muối

– 1 thìa canh bột sắn dây

– Dừa thái sợi

Cách làm chè sắn:

Bước 1: Củ sắn thì bạn hãy lựa chọn củ thẳng không bị uốn vẹo thì không bị xơ, sau đó thì bóc vỏ và ngâm vào chậu nước muối pha loãng để từ 6 đến 7 tiếng hoặc để qua đêm cũng được cho nhựa sắn chảy ra ngoài.

Bước 2: Cho củ sắn vào nồi và đổ nước sao cho ngập với mặt sắn, đun sôi và luộc cho sắn chín đều.

Bước 3: sau khi sắn đã chín thì bạn hãy thái sắn thành những miếng vừa ăn

Bước 4: bắc nồi lên bếp cho đường cùng với một ít gừng thái sợi để cho đường tan chảy ra thì cho sắn vào đun cùng, đun với lửa nhỏ để nước đường ngấm vào sắn, độ ngọt tùy thuộc vào từng khẩu vị của gia đình.

Bước5: Tiếp theo bạn hòa bột sắn dây với một ít nước lọc để cho sắn dây tan ra thì dưới từ từ nước sắn dây này vào nồi chè cho đến khi thấy nước chè sánh lại thì tắt bếp.

 

Bước 6: Cuối cùng múc sắn ra và rắc trên miệng bát ít cùi dừa nạo sợ và nếu muốn có vị béo hơn thì hãy cho ít nước cốt dừa vào rồi thưởng thức nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *