T4, 11 / 2021 9:06 chiều | admin2

Bánh lọt là món ăn có xuất từ từ đất nước Indonesia và du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 18. Không lâu sau, loại bánh này trở thành món ăn truyền thống của miền Tây sông nước. Nhiều người mê mẩn hương vị ngọt mát, mềm mượt của bánh lọt. Cùng congthucnauan học […]

Bánh lọt là món ăn có xuất từ từ đất nước Indonesia và du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 18. Không lâu sau, loại bánh này trở thành món ăn truyền thống của miền Tây sông nước. Nhiều người mê mẩn hương vị ngọt mát, mềm mượt của bánh lọt. Cùng congthucnauan học cách làm bánh lọt bằng rổ chuẩn vị miền Tây ở bài viết này nhé.

1/ Nguyên liệu làm bánh lọt

Ở một vài tỉnh miền Tây Nam bộ như Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng… bánh lọt là món ăn gần gũi, quen thuộc và không thể thiếu. Người ta thường dùng lá dứa để tạo màu bánh lọt đẹp mắt và nấu kết hợp với nước cốt dừa để bánh dậy mùi thơm.

  

Bánh lọt nước cốt dừa thơm ngon, ngọt mát

Bạn muốn học người miền Tây làm món ăn này chiêu đãi cả nhà, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

1.1/ Phần bánh lọt

– Bột gạo: 80g

– Bột sắn dây: 40g

– Bột năng: 15g

– Nước cốt lá dứa: 300ml (pha loãng)

– Nước lạnh: 250ml

1.2/ Phần nước cốt dừa

– Nước cốt dừa: 400ml

– Lá dứa: 2 lá

– Nước lạnh: 100ml

– Đường: 200g

– Muối: 1/5 thìa cà phê (hoặc một nhúm thật nhỏ)

1.3/ Dụng cụ làm bánh lọt

Âu to, nồi, rổ hoặc túi ni lông…

2/ Cách làm bánh lọt tại nhà

Cũng như làm bún, phở, bánh canh… làm bánh lọt cần phải có khuôn. Việc sử dụng khuôn sẽ giúp tạo ra những sợi bánh đều nhau, đẹp mắt. Thế nhưng, nếu bạn không có sẵn khuôn thì cũng không sao cả. Các bước làm bánh lọt như sau:

2.1/ Làm nước cốt dừa lá dứa

Bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị để làm nước cốt dừa ăn kèm bánh lọt như lá dứa, nước cốt dừa, đường, muối, nước lạnh vào một chiếc nồi rồi đun ở lửa nhỏ.

Khi thấy hỗn hợp sôi lợn cợn, bạn dùng đũa khuấy đều cho đường tan hết và tắt bếp. Bắc nồi xuống, để hỗn hợp nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

2.2/ Làm bột bánh lọt

– Chuẩn bị một chiếc âu lớn (hoặc nồi), cho lần lượt bột gạo, bột sắn dây, bột năng vào rồi thêm nước lạnh cùng nước cốt lá dứa đã chuẩn bị.

– Dùng đũa hòa tan bột với các nguyên liệu để thu được hỗn hợp lỏng, thật mịn và có màu xanh bắt mắt của lá dứa.

Khuấy bột bánh lọt thành hỗn hợp đặc đồng nhất

– Cho hỗn hợp này vào nồi, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ.

+ Trong khi đun, bạn nhớ dùng đũa khuấy đều cho bột chín và không dính nồi.

+ Khi thấy bột quyện lại thành một khối đặc thống nhất và có độ dẻo nhất định là có thể tắt bếp.

– Chuẩn bị một âu nước đá lạnh, cho phần bột đã chuẩn bị vào khuôn để tiến hành ép bánh.

+ Nếu không có khuôn, bạn lấy một chiếc rổ thưa có lỗ tròn đều rồi dùng một vật nặng ép bột xuống sao cho bột bánh chảy thành sợi xuống âu nước.

Công đoạn ép bột bánh lọt bằng rổ

– Sau khi đã ép hết số bột, để các sợi bánh trong âu nước đá thêm 5 phút cho bánh se lại và dai ngon hơn rồi vớt ra cho ráo nước.

– Nếu không có rổ, bạn cho từng phần bột bánh lọt vào túi ni lông rồi cắt 1 góc nhỏ.

+ Thực hiện bóp túi ni lông cho bột chảy xuống thành từng sợi và cũng cho rơi vào âu nước đá lạnh như trên.

– Cách làm này thực hiện khá đơn giản, dễ dàng.

2.3/ Làm bánh lọt

Sau khi đã làm được các sợi bánh lọt tròn đều, đẹp mắt, bạn tiến hành làm bánh lọt bằng cách cho các sợi bánh này vào nồi nước cốt dừa đã để nguội ở trên, trộn thật đều.

Như vậy, bạn đã hoàn thành các công đoạn làm bánh lọt tại nhà. Với lượng nguyên liệu này, bạn có thể làm được số lượng bánh khá nhiều. Nếu không dùng hết một lần, bánh lọt cần được cho vào hộp có nắp đậy và bảo quản ngăn đá tủ lạnh để dùng dần.

Cách làm bánh lọt tại nhà hoàn toàn có thể thực hiện được khi dùng rổ thay thế hoặc đơn giản là chỉ với một chiếc túi ni lông. Đây là cách làm bánh lọt không cần khuôn mà nhiều người đã áp dụng thành công.

3/ Thưởng thức bánh lọt

Người miền Tây thường dùng bánh lọt để ăn như một loại chè. Cách làm chè bánh lọt không mấy cầu kỳ nhưng rất thơm ngon. Múc các sợi bánh lọt ra ra, thêm nước cốt dừa đã để nguội cùng các loại topping như dừa bào sợi, dừa khô, lạc rang giã nhỏ, đá… vào ly. Như vậy là bạn đã có được một ly chè bánh lọt mát lạnh, thơm nức.

Chè bánh lọt rực rỡ sắc màu

Ngoài ra, món bánh lọt cũng có thể kết hợp được với các loại chè truyền thống như chè thập cẩm, chè chuối, chè trôi nước, chè hạt đác, chè đậu xanh… Chè bánh lọt ăn vào mùa hè là một thức quà vặt giải nhiệt vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Tham khảo cách làm bánh lọt khác:

4/ Những lưu với cách làm bánh lọt này

Bánh lọt làm thành công phải có màu xanh và thơm của lá dứa, sợi bánh đều, không nát và không quá ngọt gắt. Nước cốt dừa có vị thanh mát, ngọt vừa và khi ăn không ngấy.

Để làm được điều đó, bạn cần lưu ý:

– Với công thức bánh lọt chuẩn mà bài viết gợi ý, bạn có thể điều chỉnh lượng đường cho phù hợp với khẩu vị. Tuy nhiên, chè bánh lọt cần phải có độ ngọt vừa phải để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Bánh lọt truyền thống thường có màu xanh của lá dứa, nhưng một số người cũng sáng tạo bằng cách pha bánh với các loại màu khác như màu vàng từ tinh bột nghệ, màu đỏ từ gấc, màu tím từ bắp cải tím… Với cách pha màu này, món chè bánh lọt của bạn sẽ vô cùng hấp dẫn, bắt mắt.

Trên đây là những cách làm bánh lọt đơn giản mà congthucnauan muốn chia sẻ với các bạn. Để học thêm được nhiều món ăn ngon mới lạ, các bạn hãy xem tại chuyên mục CÁCH LÀM BÁNH của chúng tôi. Chúc các bạn thành công.

Bài viết cùng chuyên mục