Nếu như món ăn ngày Tết người miền Bắc ăn bánh chưng kèm hành muối, người miền Nam thưởng thức bánh tét với củ kiệu thì với người miền Nam lại không thể thiếu được dưa món. Dưa món giòn ngon là sự kết hợp hài hòa của chua cay, mặn ngọt. Đây là món […]

Nếu như món ăn ngày Tết người miền Bắc ăn bánh chưng kèm hành muối, người miền Nam thưởng thức bánh tét với củ kiệu thì với người miền Nam lại không thể thiếu được dưa món.

Dưa món giòn ngon là sự kết hợp hài hòa của chua cay, mặn ngọt. Đây là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ở bài viết này, Công thức nấu ăn sẽ hướng dẫn bạn cách làm dưa món đơn giản ngay tại nhà.

Thấy dưa món là thấy Tết về

1. Nguyên liệu làm dưa món

Cách làm dưa món là tập hợp của nhiều loại rau củ quả khác nhau. Trong đó, không thể thiếu củ kiệu, cà rốt, su hào, hành… Cụ thể, để làm được món này, bạn cần chuẩn bị:

– Củ kiệu: 1kg

– Cà rốt: 200g

– Su hào: 1 củ cỡ vừa

– Đu đủ: 1 quả vừa

– Hành tím: 1 lạng

– Gia vị: nước mắm, mì chính, đường, ớt, giấm, tỏi…

1.1 Cách chọn nguyên liệu làm dưa món

– Củ kiệu bán nhiều ở chợ. Bạn lưu ý nó có hình dáng hơi giống củ hành nhưng không phải. Nếu không mua được kiệu có thể sử dụng một ít hành thay thế.

– Chỉ cần mua 2 củ cà rốt cỡ vừa tươi ngon và không sâu.

– Nên chọn su hào không quá non mà cũng không quá già. Su hào non sau khi muối không được giòn, còn củ quá già lại nhiều xơ nên khi ăn sẽ bị cứng.

– Đu đủ để muối dưa món bạn cần chọn đu đủ xanh. Tuyệt đối không dùng quả chín vì sẽ làm mất độ giòn của miếng đu đủ.

– Thường thì người miền Trung không muối kèm hành tím. Song khi có nguyên liệu này sẽ làm cho dưa món thơm hơn.

– Để món dưa món giòn ngon thì các nguyên liệu cần phải tươi, không được dập hỏng.

Những nguyên liệu không thể thiếu trong dưa món

Mỗi loại gia vị bạn chuẩn bị mỗi thứ một ít. Tùy vào số lượng nguyên liệu mà tăng giảm cho hợp khẩu vị. Ngoài ra, có thể tăng hoặc giảm các thành phần trong dưa món theo sở thích và nhu cầu.

2. Cách làm dưa món chuẩn vị miền Trung

Nếu bạn còn lo lắng không biết cách làm dưa món như thế nào thì hãy thực hiện theo các bước sau đây. Chắc chắn bạn sẽ tự tay chế biến được hũ dưa món giòn đúng vị đấy.

2.1 Sơ chế nguyên liệu

– Củ kiệu lột vỏ cùng phần bẹ vàng bên ngoài, cắt bỏ gốc và phần lá rồi đem rửa sạch. Củ kiệu sau khi sơ chế xong phải có màu trắng tinh đẹp mắt.

Củ kiệu sau khi được rửa sạch sẽ

– Su hào, cà rốt, đu đủ bạn gọt vỏ, rửa thật sạch.

– Cà rốt tỉa hoa, su hào và đu đủ cắt miếng mỏng.

– Hành tím lột bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.

– Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Ớt rửa sạch, thái lát.

Các nguyên liệu làm dưa món sau khi được sơ chế

Tất cả các nguyên liệu sau khi sơ chế đều phải rửa thật sạch và để ráo nước. Bạn có thể thêm vào đó một ít bẹ dưa cải cho món ăn ngon hơn.

2.2 Ngâm rau củ

– Sau khi sơ chế nguyên liệu, bạn nên ngâm qua nước muối.

+ Lấy thau sạch, đổ 1 lít nước cùng 2 muỗng muối ăn.

+ Hòa tan muối trong nước rồi cho các loại rau củ đã sơ chế vào ngâm trong 20 – 30 phút.

+ Sau đó vớt ra, xả lại thật sạch dưới vòi nước lạnh (4 – 5 lần) và vớt ra rổ cho ráo nước.

Pha nước muối ngâm rau củ muối dưa món

2.3 Phơi nắng

Trong cách làm dưa món, phơi nắng sẽ làm cho các loại rau củ giòn ngon.

– Đem phần rau củ đã ngâm nước muối loãng đổ ra chiếc nia to hoặc dùng miếng bìa rồi rải chúng lên và mang đi phơi nắng.

+ Cách phơi này khác với muối hành của người Bắc nhưng lại giống với kiểu muối dưa chua.

+ Nên phơi nguyên liệu ở nơi có nắng và ít bụi.

+ Nắng to thì bạn chỉ cần phơi 1 ngày; trời râm mát cần 1,5 – 2 ngày.

+ Nguyên liệu héo quắt lại là được (không khô hẳn).

– Rau củ sau khi phơi xong nếu muốn đảm bảo vệ sinh hơn thì có thể rửa lại một lần nữa với nước sôi để nguội và vắt cho nguyên liệu quắt lại và để ráo.

Nguyên liệu được mang đi phơi nắng

2.4 Pha nước mắm ngâm dưa món

– Cho nước mắm và nước lọc vào nồi theo tỷ lệ 2:1

– Sau đó thêm đường, giấm, mì chính.

+ Vừa thêm vừa khuấy đều và nêm nếm theo đúng khẩu vị.

– Bắc nồi nước mắm lên bếp, tiến hành đun trên lửa vừa.

– Khi thấy nước mắm sôi, bạn tắt bếp và để cho nguội.

Nước mắm để làm dưa món chua ngọt

2.5 Muối dưa món

– Bạn dùng hũ thủy tinh sạch để muối dưa món.

+ Hũ cần được rửa sạch và khử trùng bằng nước sôi trước khi muối để dưa không bị nổi váng hoặc hỏng.

– Cho vào hũ thủy tinh các lớp củ kiệu và rau củ, ớt, tỏi xen kẽ lẫn nhau.

– Cuối cùng đổ phần nước mắm nguội đã nấu ở bước trên đầy hũ.

– Dùng phiên tre gài lên trên để cho tất cả rau củ không bị nổi lên khỏi nước và ngấm đều gia vị.

– Muối dưa trong 2 – 3 ngày ở nơi thoáng mát, sạch sẽ là đã có thể mang ra thưởng thức.

Các loại rau củ được muối trong lọ thủy tinh sạch

3. Yêu cầu thành phẩm

Dưa món sau khi muối xong cần có vị thơm đặc trưng, vị chua cay mặn ngọt hài hòa. Khi cắn vào các miếng rau củ thấy chúng ngấm gia vị và rất giòn. Các nguyên liệu trong dưa món phải giữ được màu sắc tươi sáng, đẹp mắt, không bị thâm đen.

Dưa món ăn kèm bánh chưng chống ngán

Dưa món ngày Tết bạn dùng ăn kèm với bánh chưng, thịt đông hoặc thịt mỡ sẽ rất ngon miệng và chống ngán.

4. Cách bảo quản dưa món

– Dưa món sau khi làm xong cần được bảo quản ở nơi thoáng mát.

– Thời gian bảo quản có thể lên tới 2 tuần nếu trời mát mẻ.

+ Nếu trời nóng, bạn cho cả hũ thủy tinh (gồm cả nước và cái) vào trong ngăn mát tủ lạnh. Lúc này dưa để được khoảng 1 tháng.

– Khi thấy dưa quá chua hoặc mùi úng thì không nên ăn nữa mà cần phải bỏ đi để muối thứ mới.

Cách làm dưa món chua ngọt nhìn chung giống với làm dưa món truyền thống của người miền Trung mà bài viết hướng dẫn. Mong rằng với cách làm chi tiết nêu trên, trong dịp Tết này bạn sẽ tự tay chuẩn bị cho gia đình được hũ dưa món thơm ngon đúng điệu.

Hãy cùng vào bếp với congthucnauan.net để có thật nhiều món ngon cho gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới nhé. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *