Người Bắc, đặc biệt là người Hà Nội xưa rất coi trọng Tết Nguyên Đán. Đây là dịp đặc biệt để cả nhà quây quần bên nhau cùng ôn chuyện cũ và thưởng thức những món ngon ngày Tết. Các bà, các mẹ cũng rất cầu kỳ, trang trí bày biện những mâm cỗ ngon […]

Người Bắc, đặc biệt là người Hà Nội xưa rất coi trọng Tết Nguyên Đán. Đây là dịp đặc biệt để cả nhà quây quần bên nhau cùng ôn chuyện cũ và thưởng thức những món ngon ngày Tết. Các bà, các mẹ cũng rất cầu kỳ, trang trí bày biện những mâm cỗ ngon miền Bắc để cúng gia tiên.

Vậy, mâm cỗ ngon miền Bắc có đặc trưng gì? Hãy cùng Congthucnauan tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé!

Mâm cỗ Tết đặc trưng của người Bắc

1. Ý nghĩa của mâm cỗ ngày tết miền Bắc

Người miền Bắc vô cùng cẩn trọng trong việc chuẩn bị mâm cỗ. Từ lựa chọn đồ ăn thức uống gì, số lượng ra sao, bày biện như thế nào cho đẹp mắt đều được tính toán cẩn thận.

21 món ăn trong mâm cỗ ngon miền Bắc | Mâm cỗ ngày tết cổ truyền

Các món ăn ngày Tết miền Bắc không đơn giản chỉ là để ăn mà còn thể hiện được các giá trị văn hóa cổ truyền của đất nước nông nghiệp. Người Bắc coi ăn cũng là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ.

>>> Xem thêm: So sánh các món ăn trong mâm cỗ ngày tết xưa và nay

Món ăn được bày trên mâm cỗ thắp hương ông bà tổ tiên cũng giống như “thay lời muốn nói”, nhằm cảm tạ công ơn sinh thành, dưỡng dục. Mâm cao cỗ đầy còn là lời biết ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa để có vụ mùa bội thu và hy vọng cho một năm mới đủ đầy.

Mỗi dịp Tết đến, mọi người quây quần lại để cùng gói bánh chưng, làm nem, chế biến thịt đông… Tất cả đều thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương của các thành viên trong gia đình, của nhiều thế hệ.

Vậy nên, Tết miền Bắc không thể sơ sài. Trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cũng vậy. Những gì là tinh túy nhất, ngon nhất, đặc biệt nhất, được dành để bày vào mâm cỗ cúng trong dịp Tết.

2. Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngon miền Bắc

Nếu nói về những nét văn hóa truyền thống trong việc thờ cúng, không phải người Trung, người Nam mà chính người Bắc mới là những người thể hiện rõ rét được điều này. Bởi từ xa xưa, họ rất coi trọng lễ nghi và tập tục. 

21 món ăn trong mâm cỗ ngon miền Bắc | Mâm cỗ ngày tết cổ truyền

Vậy nên, trong mâm cỗ ngon miền Bắc không thể thiếu được những món đậm chất truyền thống và là đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Đó là bánh chưng xanh, đĩa nem rán, giò lụa, là bát canh măng nấu chân giò, bát canh bóng…

>>> Xem thêm: Thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Tất cả những món ăn này đều được chế biến với nguyên liệu tươi ngon nhất, chuẩn bị một cách kỹ càng, công phu nhất và bày biện hài hòa nhất để dâng lên tổ tiên.

3. Mâm cỗ ngày tết miền bắc cúng giao thừa

Lễ cúng quan trọng nhất của Tết, phải kể đến đó là cúng giao thừa. Vậy, trong thời khắc chuyển giao này, người Bắc sẽ lựa chọn những món ăn gì để dâng lên tổ tiên và những món ăn ấy có ý nghĩa ra sao?

3.1 Ý nghĩa của mâm cỗ cúng giao thừa

Giao thừa là khoảnh khắc giao thoa giữa năm mới và năm cũ. Đây cũng là dịp nhà nhà dâng cỗ cúng để tiễn đưa người nhà trời cai quản dân gian năm cũ ra đi để đón người nhà trời mới xuống hạ giới làm nhiệm vụ.

Cỗ cúng giao thừa cũng muốn dâng lên tổ tiên như một lời cảm ơn và nhắc nhở con cháu không được quên công ơn sinh thành. Ý nghĩa của việc cúng giao thừa cũng thể hiện cho ước mong những gì xui xẻo của năm cũ sẽ nhanh chóng qua đi, thay vào đó là sự may mắn, tốt lành của năm mới sẽ tới.

>>> Xem thêm: Cách làm gà cúng giao thừa đẹp

3.2 Món ăn trong mâm cỗ cúng giao thừa miền Bắc 

Mâm cỗ Tết miền Bắc cúng trong giao thừa vô cùng quan trọng. Người Bắc quan niệm dù mâm cao cỗ đầy như thế nào thì có một số món truyền thống không thể thiếu. Bởi chúng là đặc trưng mà chỉ Tết mới có.

3.2.1 Bát móng giò hầm măng

Canh măng móng giò là món ăn cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng. Vậy nên, đây là món ăn thường được lựa chọn để dâng lên tổ tiên. Móng giò ninh măng béo ngậy, thơm ngon, ăn một lần sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa.

Móng giò ninh măng béo ngậy là món quen thuộc trong mâm cỗ ngon miền Bắc

3.2.2 Bát bóng nấu thập cẩm

Canh bóng thập cẩm chế biến cầu kỳ với nhiều nguyên liệu. Song, Tết với người Bắc đặc biệt là người Hà thành thì không thể thiếu canh bóng. Món ăn này trở thành đặc trưng của người Bắc mà không một nơi nào có được.

>>> Xem thêm: Cách nấu canh bóng bì lợn ngon

Cánh bóng thập cẩm là đặc trưng trong mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc

3.2.3 Bát canh mọc

Canh mọc thanh mát được nấu với rất nhiều loại rau củ quả, nấm hương cùng vị ngọt thanh của nước hầm xương là nét đặc trưng trong mâm cỗ ngon miền Bắc.

Canh mọc thanh mát không thể thiếu trong món ăn Tết người Bắc

3.2.4 Bát miến nấu lòng gà

Sau khi làm gà để luộc thắp hương, các bà nội trợ để lại phần lòng gà và sơ chế thật sạch sau đó nấu cùng với miến. Phần lớn các tỉnh miền Bắc đều có món ăn quen thuộc này trong dịp lễ Tết. Ngoài các món khô thì một bát canh miến sẽ giúp trung hòa và mang lại cái Tết tròn vị hơn.

Miến nấu lòng gà thanh mát, phù hợp với tất cả mọi thành viên

3.2.5 Đĩa gà luộc

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc ngon thì không thể thiếu gà luộc. Gà luộc vàng óng, béo ngậy thể hiện cho mong ước ấm no. Gà có thể chặt thành miếng vừa rồi xếp ra đĩa hoặc để nguyên con. Tuy nhiên, gà nguyên con bày trên mâm cỗ được ưa chuộng hơn cả.

>>> Xem thêm: Cách luộc gà cúng ngon da giòn đẹp không bị nứt

Gà cúng giao thừa thể hiện sự sung túc, ấm no

3.2.6 Đĩa nem rán

Nem rán là sự hòa hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau. Đây là món ăn không thể vắng mặt trong cỗ Tết miền Bắc, biểu tượng của sự hòa hợp, sum vầy. Món ăn này cũng thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ Bắc.

>>> Học cách rán nem giòn không bị vỡ

Nem rán là phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngon miền Bắc

3.2.7 Đĩa giò xào

Giò xào làm khá kỳ công, vậy nên chỉ dịp Tết mọi người mới làm món ăn này. Như thịt nấu đông, giò xào cũng là món ăn đặc trưng mà chỉ ngày Tết ở miền Bắc mới có.

Giò xào là món ngon ngày Tết miền Bắc

3.2.8 Đĩa nộm

Bên cạnh bánh chưng hoặc các loại thịt thà thì nộm cũng thường là món không thể thiếu. Món ăn thanh đạm này giúp cân bằng bữa cơm ngày Tết, chống ngán và ăn vào dễ tiêu.

Nộm được chế biến chủ yếu từ rau củ thanh mát

3.2.9 Đĩa hành muối

Nói tới mâm cỗ ngon miền Bắc chắc chắn không thể không nhắc tới hành muối. Đĩa hành muối trắng tinh vị chua ngọt. Thấy hành muối là thấy Tết.

>>> Cách muối hành Tết Ngon chuẩn vị truyền thống

Hành muối chua ngọt cho Tết tròn vị

3.2.10 Đĩa bánh chưng

Nếu như bánh tét là đặc trưng Tết miền Nam thì bánh chưng lại là một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc không thể không có. Người Bắc luôn gói những chiếc bánh chưng vuông vắn để thể hiện tấm lòng của mình với ông bà, tổ tiên và trời đất.

>>> Xem thêm: Cách làm bánh chưng truyền thống

Bánh chưng – món bánh truyền thống không thể thiếu dịp Tết

 

4. Mâm cỗ tết cổ truyền miền Bắc ngày mùng 1

Mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới. Dù cho thời tiết của ngày đầu Xuân có giá rét tới đâu thì các bà các mẹ cũng dậy thật sớm để chuẩn bị mâm cỗ tươm tất cúng tổ tiên.

4.1 Ý nghĩa của mâm cỗ cúng ngày mùng 1

Buổi sáng năm mới đầu tiên, mâm cỗ cúng được bày biện trang trọng để dâng lên bàn thờ tổ tiên như một cách tỏ lòng thành kính. Mâm cỗ cúng của người Bắc xưa thường được bày biện theo quan niệm 4 bát, 6 đĩa hoặc với những nhà có điều kiện thì 8 bát, 8 đĩa.

Mâm cỗ cúng đậm chất truyền thống ngày mùng 1

Số lượng của các đĩa, bát thức ăn trong mâm cỗ tượng trưng cho đất trời, đồng thời những số 6, 8 là thể hiện cho mong ước một năm mới phát tài, phát lộc và cuộc sống sung túc.

4.2 Món ăn trong mâm cỗ cúng ngày mùng 1

Mâm cỗ ngày đầu năm cần chu toàn với những món sau:

4.2.1 Đĩa xôi gấc

Xôi gấc màu đỏ đẹp mắt, tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Đây cũng là mong muốn của nhà nhà, người người trong ngày đầu tiên của năm mới.

Xôi gấc là đặc trưng trong mâm cỗ ngày mùng 1 

4.2.2 Đĩa bánh chưng

Mâm cơm đầu năm chắc chắn không thể thiếu bánh chưng – đặc trưng của đất nước nông nghiệp lúa nước. Bánh chưng cũng thể hiện cho sự no đủ và lòng cảm tạ chân thành tới người đã khuất.

Bánh chưng xanh là tượng trưng cho nét đẹp trong văn hóa cổ truyền người Việt

4.2.3 Bát canh bóng

Canh bóng thập cẩm cầu kỳ nhưng vị rất thơm ngon và chỉ tới tết thì các bà nội trợ mới làm món này. Bát canh bóng là biểu tượng của sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ miền Bắc.

Canh bóng thập cẩm thường được nấu khi Tết đến

4.2.4 Bát miến

Trong các dịp đặc biệt, miến được nấu với lòng gà hoặc thịt gà, xương. Bát canh miến từ già đến trẻ đều thích, vậy nên luôn được bày biện trang trọng trong mâm cỗ ngày Tết.

Bát canh miến là món ăn Tết miền Bắc quen thuộc

4.2.5 Canh măng khô ninh chân giò

Canh măng khô ninh chân giò là món ăn tuyệt vời của người Bắc. Vị béo của chân giò quyện với cái ngọt thanh của măng khô tạo nên món ăn thanh nhã nhưng không kém phần đậm đà.

Canh măng chân giò vị béo bùi thơm ngon

4.2.6 Gà luộc

Cũng như mâm cỗ cúng giao thừa, cỗ cúng đầu năm không thể không có đĩa gà luộc thơm ngon dâng lên ông bà, tổ tiên. Sau khi thắp hương xong, những miếng ngon nhất được chọn chia cho trẻ con như một cách thể hiện tình yêu thương của người lớn với con trẻ.

Gà luộc kết hợp cùng một ít lá chanh là đặc trưng của Tết miền Bắc

4.2.7 Nem rán

Làm nem rán khá cầu kỳ nhưng không phải vì thế mà các bà nội trợ không chuẩn bị món ăn này trong mâm cúng ngày mùng 1. Đây là tinh hoa ẩm thực Việt mà đến thời nay phần lớn các nhà vẫn duy trì được.

Nem rán gói cẩn thận, đẹp mắt

5. Mâm cỗ tết cổ truyền miền bắc ngày mùng 2

So với ngày mùng 1 đầu năm thì món ăn tết miền Bắc ngày mùng 2 sẽ như thế nào? Có gì khác hay không?

5.1 Ý nghĩa mâm cỗ tết ngày mùng 2

Cũng khá giống với mùng 1, bữa cơm cúng ngày mùng 2 mời ông bà tổ tiên về thưởng lãm. Song, tới ngày thứ hai của năm mới này còn mời các vị thần linh để mong các vị cai quản đất trời phù hộ độ trì cho một năm an bình, may mắn.

Mâm cỗ đặc trưng của người Bắc ngày mùng 2 Tết

 

Trong quan niệm của người Bắc, mùng 2 là ngày đi chúc Tết. Vậy nên, mâm cỗ lúc này có thể được tối giản hơn một chút. Song vẫn đảm bảo trên nguyên tắc có món luộc, món xào, món rau, bánh chưng hoặc xôi…

5.2 Món ăn trên mâm cỗ ngày mùng 2

Theo quan niệm của mọi người thì ngày mùng 1 quan trọng hơn nên bữa ăn phải đủ đầy. Thế nhưng không phải vì thế mà mâm cỗ mùng 2 lại được sơ sài. Nhìn chung, trong mâm cỗ cúng ngày mùng 2 không thể thiếu được các món:

– Gà luộc

– Bánh chưng

– Nộm hoặc đĩa xào

– Canh rau xào

– Nem rán hoặc giò lụa, giò thủ

6. Thực đơn mâm cỗ ngon miền bắc ngày mùng 3

Cúng mùng 3 Tết hay còn được gọi là cúng tiễn chân gia tiên hoặc cúng hóa vàng. So với mâm cỗ mùng 1 và 2 thì những món ăn ngày Tết miền Bắc trong ngày mùng 3 như thế nào?

6.1 Ý nghĩa của mâm cỗ cúng ngày mùng 3

Theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ngày mùng 3 là thời điểm đẹp để tiễn chân các cụ lên đường. Lúc này, tùy vào điều kiện, gia chủ sẽ bày mâm cỗ cúng để tổ tiên, thần linh chứng giám lòng thành.

Mâm cúng hóa vàng ngày mùng 3 Tết

 

Người xưa quan niệm ngày 10 là vía thần Tài, vậy nên ngày 3 hoặc 7 là thời điểm phù hợp để làm lễ hóa vàng. Điều này cũng thể hiện mong ước rằng đầu năm sẽ gặp nhiều may mắn, hanh thông.

6.2 Mâm cỗ cúng ngày mùng 3 tươm tất, đẹp mắt

Theo tín ngưỡng, mâm cỗ hóa vàng rất quan trọng. Vậy nên mọi người phải chuẩn bị đầy đủ, tươm tất và thành kính nhất. Phụ thuộc vào hoàn cảnh, mỗi nhà có thể làm các mâm cỗ khác nhau.

Thế nhưng, trong các món ngon ngày Tết miền Bắc ngày mùng 3 cũng như mâm cúng không thể thiếu được những món ăn sau:

– Gà luộc

– Nem rán

– Giò chả

– Bánh chưng xanh

– Xôi đỗ

Mâm cỗ ngon miền Bắc ngày Tết Nguyên Đán chính là nét đẹp trong văn hóa cổ truyền được lưu giữ nhiều đời. Ngày nay, khi xã hội phát triển, mặc dù việc chuẩn bị các món ăn trong mâm cỗ có thể khác một chút, song người Bắc phần nhiều vẫn duy trì được nét văn hóa đặc sắc này.

Trên đây là 21 món ăn trong mâm cỗ ngon miền Bắc. Tất cả đều là những món ăn quen thuộc, đặc trưng và tạo nên nét riêng cho Tết Việt. Chúc các bạn có một mâm cỗ đầy đủ món ăn ngon trong những ngày Tết Nguyên Đán sắp tới.

Hãy vào bếp cùng congthucnauan.net để thực hiện những món ăn ngon cho gia đình thân yêu của bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *