Theo phong tục tập quán của người Việt, Tết là khoảnh khắc kết thúc năm cũ và mở đầu cho một năm mới. Vậy nên, dù giàu sang hay nghèo khó, mọi gia đình đều cố gắng chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết tươm tất, đủ đầy để dâng lên tổ tiên. Cùng tìm hiểu […]

Theo phong tục tập quán của người Việt, Tết là khoảnh khắc kết thúc năm cũ và mở đầu cho một năm mới. Vậy nên, dù giàu sang hay nghèo khó, mọi gia đình đều cố gắng chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết tươm tất, đủ đầy để dâng lên tổ tiên.

Cùng tìm hiểu Tết xưa và nay có điểm gì khác trong cách chuẩn bị mâm cỗ cúng trong ngày Tết nhé!

1. Mâm cỗ ngày Tết truyền thống 

Từ xa xưa, ông bà cha mẹ chúng ta đã có phong tục chuẩn bị mâm cỗ Tết đầy đặn, đúng theo quan niệm “mâm cao cỗ đầy”. Cỗ Tết không những thể hiện lòng thành, sự biết ơn của con cháu tới thế hệ người đi trước mà còn là một nét văn hóa lưu truyền từ bao đời nay.

 

xr:d:DAF41Cemz1w:61,j:3807082515727616395,t:24010908

Mâm cỗ Tết truyền thống là nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam

1.1 Mâm cỗ Tết truyền thống của người Việt

Người xưa rất mong chờ và chú trọng vào những ngày Tết Nguyên Đán. Sau một năm tất bật với ruộng đồng, Tết là dịp mọi người có thể quây quần để ôn lại kỷ niệm của một năm. Đồng thời, đây cũng là thời khắc ý nghĩa đón chào một năm mới.

Tết quan trọng, vậy nên việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng vậy. Các bà các mẹ luôn cẩn thận trong việc sửa soạn các món ngon ngày Tết trong mâm cỗ. Dù ít, dù nhiều thì mâm cỗ cúng không được qua loa, sơ sài.

Đầu tiên, dễ dàng nhận ra các món ăn trong mâm cỗ rất đa dạng:

Có âm – dương hài hòa: Món ăn dù được để trong bát, đĩa hay bát ăn cơm thì lúc nào cũng phải đầy như một sự thể hiện tấm lòng thành.

– Mâm cỗ ngày Tết được trang trí hài hòa, bắt mắt: Đó là màu xanh của bánh chưng, màu vàng của gà luộc, màu đỏ của xôi gấc, màu trắng của giò, vàng của măng… Tất cả tạo nên một tổng thể cân đối, hài hòa, đẹp mắt.

– Mâm cỗ Tết truyền thống được sắp đặt theo quan niệm 4 bát, 4 đĩa để tượng trưng cho tứ trụ, bốn phương. Với những cỗ lớn thì có thể là 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài.

1.2 Thực đơn mâm cỗ truyền thống

Các món ăn mâm cỗ Tết ngày xưa gồm những món nào đặc trưng? Dưới đây là những món không thể thiếu.

Bánh chưng, bánh tét

Nếu như trong cỗ cúng của người Bắc không thể thiếu bánh chưng thì với người Nam bánh tét lại là món bất di bất dịch. Đây là hai loại bánh đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, thể hiện biết ơn tới đất trời, tổ tiên.

>>> Xem thêm: Cách làm bánh chưng truyền thống

>>> Xem thêm: Cách làm bánh tét bằng là chuối

Gà luộc

Gà luộc chín vừa với màu vàng óng và cách tạo dáng đẹp mắt không thể thiếu trong cỗ Tết. Gà tượng trưng cho cuộc sống an khang, ấm no. Bày gà trong cỗ cúng vừa thể hiện lòng thành của con cháu vừa gửi gắm hy vọng về cuộc sống no đủ.

>>> Xem thêm: Cách làm gà cúng giao thừa đẹp

Dưa hành

Thực đơn mâm cỗ ngon miền bắc chắc chắn không thể thiếu được đĩa dưa hành muối chua cay, mặn ngọt. Không biết tự bao giờ, cứ đầu tháng Giêng âm lịch là các bà, các mẹ đã lựa chọn những củ hành tươi và đều đặn để chuẩn bị phơi, muối. Vậy nên, ngày Tết trong mỗi nhà đều có hũ hành muối để ăn kèm bánh chưng, thịt mỡ.

>>> Cách muối hành Tết Ngon chuẩn vị truyền thống

Thịt nấu đông

Cái rét của những ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu món thịt nấu đông. Sự hòa hợp của các nguyên liệu trong món ăn thể hiện cho sự đoàn kết, sum vầy của các thành viên trong gia đình. 

>>> Hướng dẫn cách làm thịt kho đông ngon miền Bắc

Không dừng lại ở đó, cái màu đến “trong veo” của món thịt đông còn thể hiện cho mong ước về một năm mới thuận lợi, may mắn.

Nem rán truyền thống

Các món ngon trong mâm cỗ không thể thiếu nem rán, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung hoặc miền Bắc. Nem được chế biến với sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, thể hiện tình thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình. 

>>> Học cách rán nem giòn không bị vỡ

Những phút giây quây quần bên nhau gói nem, chuyện trò rôm rả luôn mang lại cái ấm cúng của ngày Tết.

Giò chả lụa

Theo quan niệm dân gian, giò lụa hoặc chả là món ăn tượng trưng cho phúc lộc, phú quý. Vì vậy, đã từ rất lâu, trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu được đĩa giò, đĩa chả được bày biện một cách đẹp mắt.

>>> Xem thêm: Cách làm giò lụa không bị bở

Canh măng nấu chân giò

Ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, thiếu canh măng thì sẽ không phải là Tết. Măng thường được ninh với xương hoặc chân giò. Món ăn như chất chứa hồn ẩm thực Việt lâu đời và lúc nào cũng được bày trang trọng trong mâm cỗ cúng.

>>> Xem thêm: Cách nấu canh măng nấu xương chuẩn vị Tết

Xôi gấc

Xôi được đơm đầy đặn, cân đối trong cỗ Tết như một lời cảm tạ trời đất đã cho người dân mùa màng bội thu. Tùy theo phong tục, một số nhà nấu xôi đậu xanh, một số khác lại thích xôi gấc. 

Màu đỏ của gấc cũng tượng trưng cho sự may mắn nên món này thường có nhiều trong mâm cỗ ngày mùng 1 đầu năm.

2. Mâm cỗ ngày tết hiện đại có gì?

Mặc dù xã hội đã phát triển, Tết giờ đây đã không còn là “ăn Tết” mà là “chơi Tết”. Vậy nhưng, mâm cỗ ngày Tết miền Nam không phải vì thế mà không còn được chú trọng. Song, có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn các món đa dạng – linh hoạt hơn, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

 

Mâm cỗ Tết hiện đại chú trọng bày biện, trang trí sao cho đẹp mắti.

Đặc biệt, giờ đây người ta đã không còn chú trọng nhiều đến cái mâm cao cỗ đầy nữa mà chú trọng tới cách bày biện, trang trí cho bắt mắt. Các bà nội trợ thường chế biến mỗi món một ít và khéo léo tạo hình, trang trí, biến các món ăn trở thành những tác phẩm nghệ thuật xinh xắn.

2.1 Món ăn truyền thống

Dễ dàng nhận thấy mâm cỗ ngày Tết hiện đại không thể thiếu được các món ăn truyền thống như: bánh chưng, xôi, gà, giò lụa, nem rán… Bởi theo quan niệm của người Việt thì những món này là “quốc hồn, quốc túy” của đất nước nông nghiệp, vậy nên dịp đặc biệt như Tết không thể thiếu.

 

2.2 Món hiện đại

Bên cạnh các món truyền thống, để làm đẹp và phong phú cho mâm cỗ đồng thời tiết kiệm được thời gian, thì người hiện đại cũng dùng một số món ăn có phần đơn giản hơn. Chẳng hạn như jambon, xúc xích, lạp xưởng, bò lúc lắc, ram tôm đất, tôm luộc, khoai tây chiên, nem chua rán…

Những món ăn này chủ yếu là để thay thế các món có các chế biến cầu kỳ và phức tạp trong mâm cỗ cúng truyền thống và phản ánh được sự phát triển của xã hội hiện đại.

3. Cách trang trí mâm cỗ ngày Tết đẹp mắt

Sau khi đã chuẩn bị chu đáo và tươm tất các món ăn cho cỗ cúng thì cách bày mâm cỗ ngày Tết cũng luôn được chú trọng.

3.1 Tạo dang gà luộc

Trong mâm cỗ ngày Tết, đặc biệt là mâm cúng thì gà thường để nguyên con và tạo hình thành các dáng đặc biệt như gà chầu, gà bay, gà quỳ, gà cánh tiên. Để tạo hình được đòi hỏi mọi người cần phải hết sức cẩn thận, khéo léo.

 

3.2 Trang trí đĩa nem rán

Nem rán bày trong mâm cỗ có thể để nguyên nem hoặc cắt xéo. Nếu là để nguyên thì nên chọn số lẻ (5 chiếc, 7 chiếc…). Bạn cắt tỉa một số loại rau củ quả để trang trí cho đĩa nem đẹp mắt như hành tây, dưa leo, cà rốt.

 

3.3 Cách cắt giò lụa

Có khá nhiều cách trang trí giò lụa đẹp. Có thể cắt giò hình tam giác rồi cắt và gập để tạo cánh hoa hai bên, xếp chả giò thành hình hoa hồng, hoặc xếp thành cánh hoa đơn giản.

 

3.4 Trang trí bát hành muối

Để có đĩa hành muối đẹp mắt bạn chỉ cần xếp các củ hành có kích thước đều nhau vào đĩa đẹp rồi trang trí các lát ớt và điểm bông hoa bằng dưa leo hoặc cà rốt lên trên. Nếu khéo tay hơn, có thể tạo thành nhánh cây với các bông hoa hành.

 

3.5 Trang trí đĩa xôi gấc

Đĩa xôi đặt trong mâm cỗ cúng các bà nội trợ thường dùng khuôn để đơm. Có rất nhiều khuôn xôi được bán sẵn, chẳng hạn như khuôn chữ, khuôn hoa. Ngoài ra một số người khéo tay cũng làm bông hoa đậu để trang trí lên xôi.

 

3.6 Trang trí đĩa bánh chưng

Khi bày cỗ, bạn cắt bánh chưng thành các phần đều nhau rồi điểm ớt hoặc các loại hoa lá lên sao cho đẹp mắt. Cũng có thể xếp một miếng lá giong tươi ở dưới để làm nổi bật đĩa bánh chưng.

 

Trên đây là mâm cỗ ngày Tết của người Việt xưa và nay cùng cách trang trí sao cho đẹp mắt. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho quý độc giả thêm nhiều kiến thức về Tết, để yêu thêm nét văn hóa truyền thống này của quê hương.

Hãy cùng vào bếp với congthucnauan.net để có được nhiều món ăn ngon cho gia đình vào dịp Tết Nguyên Đán Sắp tới nhé! Chúc các bạn có những bữa ăn thật ngon miệng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *