
Mứt dừa đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta mỗi lần Tết đến xuân về nhưng để biết được cách làm mứt dừa thơm ngon, dẻo ngọt với từng sợi mứt dừa đẹp mắt không phải ai cũng biết. Dưới đây là 3 mẹo làm mứt dừa đơn giản chị em có thể trổ […]
Mứt dừa đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta mỗi lần Tết đến xuân về nhưng để biết được cách làm mứt dừa thơm ngon, dẻo ngọt với từng sợi mứt dừa đẹp mắt không phải ai cũng biết. Dưới đây là 3 mẹo làm mứt dừa đơn giản chị em có thể trổ tài để đãi khách trong ngày Tết nhé.
Theo như kinh nghiệm của nhiều người đã làm mứt thì cho rằng mứt dừa thuộc dạng mứt dễ làm nhất vì khi làm bạn không cần dùng đến nước vôi hay phèn chua gì cả. Tuy nhiên ngoài những vấn đề đấy ra thì khi làm mứt dừa chị em vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều chị em lựa chọn những quả dừa quá non hoặc quá già mứt sẽ mất ngon, và ngay cả trong lúc cạo cùi dừa không khéo sẽ bị nát vụn và điều quan trọng nhất đó là khi sên mứt với đường không thể kết tinh… Vì vậy chị em hãy tham khảo những mẹo dưới đây để làm mứt dừa hoàn hảo.
Nội dung bài viết
1. Chọn cùi dừa
Để món mứt dừa được ngon và đẹp mắt hơn thì cách làm mứt dừa cũng cần phải cầu kỳ, bạn nên lưu ý công đoạn chọn cùi dừa, khi chọn cùi dừa dùng để làm mứt thì bạn nên chọn những quả dừa bánh tẻ, không nên chọn những quả dừa quá già hoặc quá non. Nếu như bạn chọn phải quả dừa già thì khi nạo sợi rất khó nạo và khi làm mứt sẽ khô không được mềm mại thơm ngon, hay dừa quá non thì khi nạo hay bị nát.
Để biết được đâu là dừa bánh tẻ thì chị em nên quan sát vỏ bên ngoài của dừa có màu nâu nhạt, dùng tay ấn vào thấy hơi mềm, nếu ấn vào những quả có màu nâu sậm và cứng thì đó chính là dừa khô nên tránh.
2. Nạo cùi dừa sợi dài và đẹp
Trong quá trình làm mứt cũng khiến nhiều chị em không kiên trì được và nản trí vì khâu nạo dừa rất lâu và hay bị đứt, nhưng chỉ cần khéo léo một chút là bạn có thể lấy được những sợi dừa dài, sau khi sên xong bạn cuộn chúng thành hình bông hoa dùng để trang trí cũng rất đẹp mắt.
Cách làm mứt dừa đơn giản:
– Cách 1: Sau khi mua dừa về bạn rửa sạch cùi dừa và gọt đi phần vỏ có màu nâu nhạt sát bên ngoài để khi làm mứt không bị chát, sau đó bổ đôi quả dừa ra, dùng dao sắc cắt bỏ một ít phần đáy dưới để tạo mặt phẳng bên dưới làm nửa quả dừa có thể hứng được.
Để một cái thớt bằng phẳng bên dưới dùng dao hoặc dụng cun nạo, vừa nạo dừa vừa xoay miếng dừa là đã có được những sợi dừa dài và đều nhau rồi.
– Cách 2: Cách thứ hai này cũng rất đơn giản bạn chỉ cần bổ đôi quả dừa, sau đó dùng nạo vừa nạo vừa xoay miếng dừa như ở cách trên là được, những sợi dừa dài đều nhau khi sen thành mứt dừa vừa đẹp mắt vừa ngon hơn.
Hãy lưu ý khi nạo dừa bạn phải thật từ tốn không được vội vàng, nạo đều tay thì sợi dừa mới dài và đẹp được.
3. Cách sên mứt.
Khi bạn đã nạo xong số cùi dừa mà mình muốn làm thì nhẹ tay rửa cùi dừa với nước sau đó ngâm trong nước một lúc để dầu dừa chảy ra khi ăn không có mùi nồng nặc dầu dừa và không bị đầy bụng.
Khâu sên mứt là khâu rất quan trọng nó quyết định món mứt dừa mà mình làm có thành công không. Để cho đường có thể kết tinh và bám vào từng sợi mứt thì đường sử dụng đẻ sên cũng cần phù hợp với tỉ lệ. Cùng với mỗi kg dừa đã nạo xong thì ướp vào khoảng 500 đến 600g đường, bạn có thể ướp chúng trong vòng 2 tiếng hoặc cho đến khi đường tan hết hoàn toàn thì mới được đem đi sên mứt
Chảo dùng sên đường thì bạn cần dùng chảo to và có đáy dày thì mới đem lại được lượng mứt dừa tốt nhất. Bắc chảo lên bếp làm nóng chảo với lửa tó, khi bạn thấy chảo đã được nóng đều thì đổ cùi dừa đã được ướp đường và tiếp tục đun cho khi mứt sôi lên và để lửa trung bình.
Tiếp tục đun cho đến khi nước đường bắt đầu cạn dần thì văn nhỏ lửa lại và tiếp tục đảo mứt để cho mứt dừa không bị cháy, tuy nhiên bạn cũng phải thật nhẹ tay để sợ mứt không bị nát, và nên để lửa nhỏ để nước đường không bị cháy.
Sên mứt đảo thật đều tay để dừa không bị cháy và đường ngấm đều mứt, khi thấy những hạt đường trắng bám xung quanh sợ dừa thì bạn hãy tắt bếp và để nguyên mứt trong chảo và đảo chúng liên tục cho đường nhanh khô kết tinh là được.
Lưu ý: Khi thấy đường đã kết tinh thì bạn không nên đun nữa, nếu như đun tiếp thì mứt dừa sẽ bị cứng và không được dẻo.