
Một trong nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam Tết Nguyên Đán không thể thiếu đi đồng bánh chưng. Cùng tìm hiểu cách gói bánh chưng ngon, vuông vắn dưới đây để chuẩn bị cho gia đình mình đón Tết nhé. 1. Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng: – Lá dong: Bạn […]
Một trong nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam Tết Nguyên Đán không thể thiếu đi đồng bánh chưng. Cùng tìm hiểu cách gói bánh chưng ngon, vuông vắn dưới đây để chuẩn bị cho gia đình mình đón Tết nhé.
1. Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:
– Lá dong: Bạn nên chọn những loại lá không già quá mà cũng không non quá thì đến lúc gói bánh mới dễ gói và cho bánh có màu xanh đẹp mắt, khổ lá cũng cần rộn vừa phải. Số lượng lá tùy vào số lượng bánh mà bạn muốn gói cứ mỗi chiếc bánh là 4 chiếc lá, bạn có thể mua lá trong các chợ hoặc lá do nhà mình tự trồng là tốt nhất đem ngâm lá vào trong chậu nước to, đổ ngập lá ngâm khoảng 30 đến 45 phút thì vớt ra dùng khăn mềm rửa sạch, sau đó cho lá ra ngoài treo lên cho róc nước. Đến khi gói bánh bạn lâu cho lá thật khô và cắt bớt gân lá đi để lá mềm dễ gói.
– Lạt: Theo như phong tục của ông cha ta thì bánh chưng được gói bằng những chiếc lạt bằng dang, tước thành những lạt mỏng và mềm có độ dẻo dai khi gói bánh sẽ không bị đứt. Số lượng lạt cũng không nhất định tốt nhất bạn nên chuẩn bị nhiều, vì còn phụ thuộc vào số bánh và kiểu buộc àm bạn muốn, khoảng 2 đến 4 chiếc lạt 1 chiếc bánh hoặc bạn có thể buộc hình chữ thập.
– Gạo nếp: Bánh chưng nguyên liệu của chúng là gạo nếp, bạn nên chọn những loại nếp có hạt đều nhau, ngon nhất chính là loại nếp cái hoa vàng vừ có độ thơm lại vừa dẻo khi ăn sẽ rất ngon. Trước khi đem gạo đi nấu bạn cần phải ngâm trước 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, sau đó để cho ráo nước mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh bạn có thể dùng từ 0,5 cho đến 1kg gạo, tùy vào lượng to nhỏ của bánh mà bạn muốn gói.
– Đổ xanh: Nguyên liệu chính thứ hai đó là đỗ xanh, để gói bánh chưng bạn hãy chọn loại đổ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì khi gói sẽ ngon hơn. Sơ chế đỗ xanh trước khi gói đem đỗ xay vỡ ra rồi ngâm trong nước khoảng 1 đến 2 giờ rồi đãi sạch vỏ, đồ chín, đánh tơi nắm thành nắm đê khi gói sẽ nhanh hơn. Số lượng đỗ cũng tùy thuộc vào số lượng bánh và cách gói bánh của từng gia đình, những thông thường là 8 gạo 2 đỗ.
– Thịt lợn: Thịt để gói bánh chưng nên chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn thì bánh mới ngon, không nên chọn những loại thịt lợn quá nạc khi thành bánh sẽ không có độ ngậy mất ngon. Thịt sau khi mua về rửa thật sạch, sau đó thái thành các miếng dài khoảng 5 đến 7 cm, và độ dày 0,5cm, ướp gia vị muối , hạt tiêu trước khoảng 15 phút trước khi gói cho ngấm.
2. Cách làm bánh chưng:
– Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế chúng xong tồi thì bạn lấy một chiếc mâm ăn cơm thường ngày rộng, để nguyên liệu lên phía trước để khi gói có thể lấy chúng một cách dễ dàng.
– Lựa chọn hai chiếc lá rong to bằng nhau đặt chúng song song, sao cho mặt lá không phải mặt gân quay ra ngoài, tiếp tục xếp hai lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập và mặt lá không có gân lại quay lên trên để khi gói banh sẽ đẹp hơn. Sau đó đổ nửa phần gạo cho một bánh lên trên hai tàu lá đó cho một nửa đỗ cùng với xếp hai miếng thịt lợn vào, tiếp tục phủ nửa đỗ nữa là cho gạo lên trên. Hết phần nhân bạn bắt đầu gói, cuộn phần lá dong lên trên rồi bẻ hai đầu cho thật vuông góc, sắc cạnh, gói tiếp hai chiếc lá bên ngoài vào rồi dùng lạt buộc cố định cho chắc những cũng cần phải khéo léo không được làm méo bánh và dập lá.
– Tương tự gói tiếp tục với những chiếc bánh còn lại cho đến khi hết nguyên liệu, ép lá chặt tay thì khi gói bánh sẽ dễ hơn và phải chặt tay thì nấu mới rền và dẻo bánh, nếu gói lỏng tay thì khi nấu bánh nó sẽ bị méo và nhão mất vị ngon của bánh chưng ngày Tết.
Bánh chưng là món bánh cổ truyền không thể thiếu trong những ngày lễ, Tết của dân tộc Việt Nam nó là món ăn mang đậm nét văn hóa của dân tộc. Nếu bạn chưa biết cách gói bánh chưng cho ngày tết thì hy vọng với hướng dẫn trên bạn có thể chuẩn bị cho gia đình mình nồi bánh chưng hoàn hảo.