
Ô nhiễm môi trường cùng với thời tiết nắng nóng của mùa hè chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng thuốc tây vì nó cũng rất có hại đến sức khỏe mà hãy cùng thực hiện […]
Ô nhiễm môi trường cùng với thời tiết nắng nóng của mùa hè chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng thuốc tây vì nó cũng rất có hại đến sức khỏe mà hãy cùng thực hiện những món cháo giải cảm mùa hè rất tốt trong bài viết dưới đây nhé.
Khi cơ thể trở nên mệt mỏi và sức đề kháng giảm sút do thời tiết nắng nóng thì bạn cần có cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa bệnh về đường hô hấp và bảo vệ sức khỏa trong những ngày nắng nóng của mùa hè.
Một số những món ăn và bài thuốc dưới đây bạn nên tham khảo để thực hiện cho gia đình mình vừa bổ dưỡng lại có thể chống được các loại bệnh tật.
Nội dung bài viết
1. Cháo đào nhân
Nguyên liệu gồm có: 15g đào nhân, đường đỏ, 50g gạo thơm
Đào nhân bạn bỏ vỏ và cho vào cùng với gạo vo thật sạch và đường đỏ vào nồi đất nấu cháo loãng.
Công dụng của loại cháo này giúp cho hoạt huyết thông kinh và khỏi ho bình suyễn, đau bụng kinh và điều trị táo bón, đau tức ngực và tăng huyết áp. Tuy nhiên đối với những người đang có thai và người bị đại tiện lỏng thì không nên dùng loại cháo này.
2. Cháo bạch hợp, hạnh nhân
Nguyên liệu gồm có:
– Bách hợp tươi 50g
– 10 hạnh nhân
– 50g gạo thơm
Cách làm: Gạo thơm vo thật sạch và cho nước vào nấu cháo khi cháo gần được thì bạn cho bách hợp vùng với hạnh nhân bỏ vỏ vào khuấy đều và lấu thành món cháo loãng.
Công dụng của loại cháo này có thể làm nhuận phế khỏi ho và đặc biệt dùng cho các chứng bệnh ho và phổi khô, viêm khí quản…
3. Cháo sơn dược và hạnh nhân
Nguyên liệu bao gồm:
– 100g sơn dược
– 200g hạnh nhân
– 100g kê
– một ít bơ
Sơn dược là loại thực phẩm giải nhiệt mùa hè hiệu quả, khi nấu bạn hãy nấu chín chúng còn kê thì sao qua, hạnh nhân cũng được sao qua cho chín bỏ vỏ đi và cắt thành miếng nhỏ. Mỗi lần nấu cháo bạn chỉ cần lấy khaongr 10g hạnh nhân, sơn dược và kê vừa đủ hòa cùng với nước sôi để nguội, sau đó chi ít bơ vào là có thể dùng được ngay.
Công dụng của cháo sơn dược dùng cho các chứng bệnh tỳ hư thể nhược và phế hư, ho lâu ngày…
4. Cháo củ dong
– 30g củ dong
– 100g gạo thơm
– đường trắng
Trước khi nấu cháo thì củ dong( hoàng tinh) rửa sạch và cho nước nấu bỏ bã đi và lọc lấy nước trong. Gạo thơm đem vo và thêm nước vào nồi nấu thành cháo loãng ăn cùng với đường vừa đủ.
Công dụng: bổ trung ích khí, bổ tỳ vị và nhuận tâm phế, dùng cho những người bị hư nhược cơ thể và mệt mỏi, ăn uống kém…
5. Cháo nước mía
– Nước mía 100g đến 150g
– 50g gạo thơm
Gạo vo cho thật sạch và cho vào nồi cho nước vào và nấu cháo loãng. Sau đó cho nước mía vào đun với lửa nhỏ cho đến khi cháo chín. Với loại cháo này chúng có công dụng thanh nhiệt và bồi bổ cho sức khỏe, nhuận táo khỏi ho và dùng cho các chứng ho hư nhiệt và miệng khát, chứng nôn và bị đi ngoài táo bón…
6. Cháo quả la hán
– Quả la hán 50g
– 50g thịt lợn
– muối, dầu ăn
– 100g gạo thơm
Quả la hán cắt miếng nhỏ và cho gạo thơm đãi sạch vào nồi cho thêm chút nước vào và đun sôi lên rồi cho thịt lợn, quả la hán vào ninh đến khi cháo chín nhừ thì cho thêm chút dầu ăn vào là thưởng thức.
Công dụng của cháo quả la hán đó là thành phế tiêu đờm, ho bách nhật và trị táo bón, tiêu thử giải nhiệt mùa hè và lợi hầu nhuận tràng.